+ Đối với ao mới xây dựng xong, bà con cho nước vào ngâm 2-3 ngày rồi xả hết nước để tháo rửa. Tháo rửa như vậy 2-3 lần rồi dùng vôi bột để khử chua cả bờ và đáy ao. Lượng vôi bón có thể tùy thuộc vào diện tích ao nuôi.
+ Đối với ao cũ, sau khi thu hoạch bà con xả hết nước ao cũ. Nếu tháo cạn được thì nạo vét hết lớp bùn nhão rồi cày xới đáy ao lên, trộn với vôi bột. Mỗi ha 500-1000kg, phơi khô 10-15 ngày để khử trùng các loại vi khuẩn có hại từ vụ nuôi trước đó. Nếu ao hông tháo cạn được thù dùng bơm, bơm sục đáy ao để tẩy rửa chất thải, sau đó bón vôi diệt tạp chất.
+ Sau khi bón vôi xong, phơi đáy ao, lấy nước qua lưới lọc sinh vật có mắt lưới cỡ 9-10 lỗ/cm2. Gây màu nước để chuẩn bị thả giống.
+ Trong nước ao thường có rất nhiều loại vi khuẩn, nấm, tảo và nguyên sinh động vật sinh ra các loại bệnh cho tôm như bệnh đầu vàng, bệnh đốm trắng,…. Vì vậy, trước khi thả tôm giống cần phải khử trùng nguồn nước, hoặc nếu nước được bơm trực tiếp vào ao thì cần được lọc qua lưới lọc để loại bỏ các loài giáp xác mang bệnh cho tôm.
+ Trước khi thả tôm giống, bà con cũng cần kiểm tra các yếu tố môi trường nước như độ pH, độ mặn, độ kiềm, độ trong,… để tránh làm tôm giống bị sốc khi thả xuống ao nuôi.
+ Sau khi thực hiện cải tạo ao nuôi tôm thẻ chân trắng bà con nên lắp đặt các hệ thống quạt nước giúp cung cấp hàm lượng oxy cho tôm hô hấp, đồng thời chúng còn giúp gom rác thảo và các bã hữu cơ lại một góc. Sau đó dùng thêm vi sinh để xử lý các chất thải hữu cơ này.
Để giúp tôm phát triển tốt nhất bà con có thể sử dụng thêm các vi sinh như Bottom-Up để xử lý đáy ao nuôi, ổn định màu nước và xử lý các chất thải hữu cơ giúp nguồn nước ao luôn trong sạch.
Ý kiến bạn đọc